Phương thức lây truyền virus Covid-19
Phương thức lây truyền virus Covid-19: Ý nghĩa của các khuyến cáo về Phòng và Kiểm Soát Nhiễm khuẩn (Infection Prevention & Control).
Tóm tắt thông tin khoa học ngày 27/03/2020 của Tổ chức y tế thới giới (WHO)
Phương thức lây truyền virus gây bệnh Covid-19
Dựa vào các bằng chứng hiện tại, virus Covid-19 lây chuyền từ người sang người thông qua các giọt bắn (giọt dịch) đường hô hấp và các con đường tiếp xúc.
Sự lây truyền qua giọt bắn xảy ra khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người có triệu chứng về đường hô hấp (ho hay hắt hơi) và nguy cơ khi niêm mạc mũi và miệng hay kết mạc mắt bị phơi nhiễm với các giọt bắn mang virus (những giọt bắn này thường có đường kính lớn hơn 5 đến 10 um). Sự lây truyền qua giọt bắn cũng có thể xảy ra thông qua đồ vật đã bị nhiễm virus xung quanh người bị nhiễm bệnh. Vì vậy, sự lây truyền của virus Covid-19 có thể xảy ra trực tiếp khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh và gián tiếp qua các bề mặt trong môi trường xung quanh hay những đồ vật mà người bị nhiễm đã sử dụng (ống nghe hay nhiệt kế).
Sự lây truyền qua không khí thì khác so với sự lây truyền qua giọt bắn vì nó liên quan đến sự hiện diện của virus trong nhân giọt bắn, thường có đường kính nhỏ hơn 5um, đây là kết quả của sự bay hơi nước từ những giọt lớn hay sự hiện diện virus trong các phần tử bụi nhỏ. Chúng có thể tồn tại trong không khí một khoảng thời gian dài và có thể lây truyền cho những người khác trong khoảng xa hơn 1m.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, sự lây truyền qua không khí có thể xảy ra trong các trường hợp cụ thể và những nơi đặt trưng như xảy ra trong quá trình tạo khí dung (đặt nội khí quản, nội soi phế quản, hút hở, điều trị bằng phun sương, thở máy trước khi đặt nội khí quản, chuyển bệnh nhân đến vị trí nằm sấp, ngắt máy thở, máy thở áp lực dương không xâm lấn, phẫu thuật mở khí quản và hồi sức tim phổi). Trong phân tích 75.465 trường hợp nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc, sự lây truyền qua không khí đã không được báo cáo.
Có một số bằng chứng là nhiễm Covid-19 có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột và virus hiện diện trong mẫu phân. Tuy nhiên cho đến nay chỉ có một nghiên cứu về nuôi cấy virus Covid-19 từ mẫu phân. Chưa có một báo cáo nào về sự lây truyền virus qua đường ăn uống tính đến thời điểm hiện tại.
Ý nghĩa của những phát hiện gần đây về việc phát hiện ra virus covid-19 trong mẫu không khí.
Cho đến nay, một số bài báo khoa học đã cung cấp những bằng chứng ban đầu về việc liệu rằng virus Covid-19 có thể tồn tại trong không khí hay không và việc này có khả năng liên quan đến sự lây truyền qua không khí. Những phát hiện ban đầu này cần được làm sáng tỏ một cách kỹ lưỡng.
Trong một bài báo gần đây của một tờ báo y khoa Anh (New England Journal of Medicine) có phân tích sự tồn tại của virus Covid-19. Trong nghiên cứu này, khí dung được tạo ra từ máy phun sương Collison và đưa vào Trống Goldberg trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đây là một máy công suất cao không phản ánh tình trạng ho thông thường của con người. Hơn nữa, việc phát hiện virus Covid-19 trong các hạt khí dung lên đến 3 giờ thì không phản ánh bối cảnh lâm sàng khi thực hiện các thủ thuật gây tạo khí dung – đây chỉ là một thử nghiệm tạo khí dung.
Các báo cáo tại các cơ sở điều trị bệnh nhân nhập viện do có triệu chứng nhiễm Covid-19 thì không phát hiện mẫu ARN trong không khí. Ngoài ra, một quan trọng cần lưu ý là việc phát hiện ARN trong các mẫu phẩm môi trường bằng kỹ thuật PCR (kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử) không chứng tỏ rằng virus sống có thể lây truyền.
Kết luận
Dựa trên các bằng chứng có sẵn, bao gồm các ấn phẩm gần đây được đề cập ở trên, WHO tiếp tục khuyến cáo phòng ngừa qua giọt bắn và các con đường tiếp xúc cho những người chăm sóc bệnh nhân COVID-19 và người tiếp xúc; và biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua không khí cho các tình huống và những nơi thực hiện các thủ thuật tạo khí dung. Những khuyến nghị phù hợp với các hướng dẫn trong và ngoài nước bao gồm cả những hướng dẫn do Hiệp hội y học chăm sóc tích cực Châu Âu và Hiệp hội chăm sóc nguy kịch biên soạn và những hướng dẫn của các nước đang sử dụng như Úc, Canada, Vương quốc Anh.
Đồng thời các quốc gia khác và tổ chức khác bao gồm Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kì và Trung tâm phòng chống dịch bệnh Châu Âu khuyến nghị phòng ngừa lây truyền qua không khí cho mọi tình huống liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân Covid-19 và xem xét sử dụng khẩu trang y trong trường hợp thiếu hụt khẩu trang chuyên dụng (N95, FFP2, và FFP3).
Các khuyến nghị hiện tại của WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý và phù hợp tất cả các PPE (dụng cụ phòng hộ), không chỉ khẩu trang mà đòi hỏi hành vi đúng đắn và nghiêm ngặt của nhân viên y tế , đặc biệt là quá trình mặc và cởi bỏ PPE và thực hành vệ sinh tay. WHO cũng khuyến nghị đào tạo nhân viên để thực hành đúng các khuyến cáo, cũng như mua sắm đầy đủ và sẵn có PPE cần thiết , các vật tư và phương tiện khác. Cuối cùng, WHO nhấn mạnh vai trò cực kỳ quan trọng của việc vệ sinh tay thường xuyên, vệ sinh khi ho, hắt hơ và làm sạch, khử trùng môi trường cũng như tầm quan trọng của việc duy trì khoảng cách và tránh tiếp xúc gần, không tiếp xúc với người bị sốt hay có triệu chứng hô hấp mà không được bảo vệ.
Tài liệu tham khảo
- Liu J, Liao X, Qian S et al. Community transmission of severe acute respiratory syndrome coronavirus 2, Shenzhen, China, 2020. Emerg Infect Dis 2020 doi.org/10.3201/eid2606.200239.
- Chan J, Yuan S, Kok K et al. A familial cluster of pneumonia associated with the 2019 novel coronavirus indicating person-to-person transmission: a study of a family cluster. Lancet 2020 doi: 10.1016/S0140- 6736(20)30154-9.
- Li Q, Guan X, Wu P, et al. Early transmission dynamics in Wuhan, China, of novel coronavirus-infected pneumonia. N Engl J Med 2020; doi:10.1056/NEJMoa2001316.
- Huang C, Wang Y, Li X, et al. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China.
Lancet 2020; 395: 497–506.
- Burke RM, Midgley CM, Dratch A, Fenstersheib M, Haupt T, Holshue M,et al. Active monitoring of persons exposed to patients with confirmed COVID-19 — United States, January–February 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2020 doi :
10.15585/mmwr.mm6909e1external icon.
- World Health Organization. Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)
16-24 February 2020 [Internet]. Geneva: World Health Organization; 2020 Available from:
https://www.who.int/docs/default- source/coronaviruse/who-china-joint-mission-on-covid-19-final-report.pdf.
- Ong SW, Tan YK, Chia PY, Lee TH, Ng OT, Wong MS, et al. Air, surface environmental, and personal protective equipment contamination by severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2) from a symptomatic patient. JAMA. 2020 Mar 4 [Epub ahead of print].
- Zhang Y, Chen C, Zhu S et al. [Isolation of 2019-nCoV from a stool specimen of a laboratory-confirmed case of the coronavirus disease 2019 (COVID-19)]. China CDC Weekly. 2020;2(8):123–4. (In Chinese).
- van Doremalen N, Morris D, Bushmaker T et al. Aerosol and Surface Stability of SARS-CoV-2 as compared with SARS-CoV-1. New Engl J Med 2020 doi: 10.1056/NEJMc2004973.
- Cheng V, Wong S-C, Chen J, Yip C, Chuang V, Tsang O, et al. Escalating infection control response to the rapidly evolving epidemiology of the Coronavirus disease 2019 (COVID-19) due to SARS-CoV-2 in Hong Kong. Infect Control Hosp Epidemiol. 2020 Mar 5 [Epub ahead of print].
- Ong SW, Tan YK, Chia PY, Lee TH, Ng OT, Wong MS, et al. Air, surface environmental, and personal protective equipment contamination by severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2) from a symptomatic patient. JAMA. 2020.
- WHO Infection Prevention and Control Guidance for COVID-19 available at
https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance/infection-prevention-andcontrol.
- Surviving Sepsis Campaign: Guidelines on the Management of Critically Ill Adults with Coronavirus Disease 2019 (COVID-19). Intensive Care Medicine DOI: 10.1007/s00134-020-06022-5
https://www.sccm.org/SurvivingSepsisCampaign/Guidelines/COVID-19.
- Interim guidelines for the clinical management of COVID-19 in adults Australasian Society for Infectious Diseases Limited (ASID) https://www.asid.net.au/documents/item/1873.
- Coronavirus disease (COVID-19): For health professionals. https://www.canada.ca/en/publichealth/services/diseases/2019-novel-coronavirus infection/health-professionals.html.Modes of transmission of virus causing COVID-19: implications for IPC precaution recommendations: Scientific brief
- Guidance on infection prevention and control for COVID-19 https://www.gov.uk/government/publications/wuhannovel-coronavirus-infection-prevention-and-control.
- Interim Infection Prevention and Control Recommendations for Patients with Suspected or Confirmed Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) in Healthcare Settings. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019ncov/infectioncontrol/controlrecommendations.html.
- Infection prevention and control for COVID-19 in healthcare settings https://www.ecdc.europa.eu/en/publicationsdata/infection-prevention-and-control-covid-19-healthcare-settings.
- Infection Prevention and Control (IPC) for Novel Coronavirus (COVID-19) Course.
https://openwho.org/courses/COVID-19-IPC-EN.
WHO continues to monitor the situation closely for any changes that may affect this interim guidance. Should any
factors change, WHO will issue a further update. Otherwise, this scientific brief will expire 2 years after the date
of publication.
© World Health Organization 2020. Some rights reserved. This work is available under the CC
BY-NC-SA 3.0 IGO licence.
Tạm dịch theo:
Trịnh Phương Anh
Nguyễn Thị Hoàng Như